DƯƠNG TÍNH COVID-19 CÓ ĂN ĐƯỢC HẢI SẢN KHÔNG? CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG F0, F1 NÊN BIẾT

DƯƠNG TÍNH COVID-19 CÓ ĂN ĐƯỢC HẢI SẢN KHÔNG? CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG F0, F1 NÊN BIẾT

Đến thời điểm hiện tại, đại dịch Covid đã, đang và sẽ còn ảnh hưởng mạnh đến sinh mạng, sức khỏe cũng như kinh tế của hàng triệu cư dân Trái Đất. Tại Việt Nam đã có hơn 600 ngàn người nhiễm virus SARS-Cov.

Nếu bạn đang không may là một trong số họ, hoặc người thân, bạn bè của bạn dương tính với Covid và bạn đang tìm hiểu “Dương tính Covid-19 có ăn được hải sản hay không?” thì bài viết này là dành cho bạn.

Hãy đọc và hiểu cách bảo vệ sức khỏe trước virus đại dịch thông qua chế độ ăn uống nhé!

 

Chế độ ăn uống của bệnh nhân dương tính Covid

Theo bác sĩ Nguyễn Viết Quỳnh Thư (Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế – Bệnh viện FV), chế độ ăn uống của bệnh nhân Covid-19 nên đầy đủ dinh dưỡng, cụ thể:

1. Mỗi ngày đều ăn đủ 3 bữa chính

Có rất nhiều người, đặc biệt là người trẻ hiện nay, có thói quen bỏ bữa, phổ biến nhất là bỏ bữa sáng. Ăn đủ 3 bữa một ngày giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn, thế nên bệnh nhân bắt buộc cần ăn uống đủ bữa chính.

Ngoài ra có thể bổ sung thêm bữa phụ như các món ăn nhẹ, giàu dinh dưỡng theo tháp dinh dưỡng để cơ thể có đủ sức chống lại Covid nhé!

Tháp dinh dưỡng dành cho người trưởng thành

2. Ăn đủ chất, đa dạng thực phẩm lành mạnh, nhiều rau và trái cây

Ăn đủ bữa không đồng nghĩa với ăn đủ chất. Khi lên thực đơn ăn uống, hãy để ý đến hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn. Một bữa ăn cho một người trưởng thành Việt Nam trong một ngày cần bổ sung đủ 1800 - 2200 kcal. Tương đương:

+ 150-200 gam thịt, cá, hải sản

+ 250-300 gam đường bột (gạo, khoai, bột…)

+ 25 - 30g chất béo

+ Các khoáng chất, vitamin thiết yếu

3. Uống nhiều nước ấm, nước bù khoáng/ điện giải cho cơ thể nếu sốt

Uống nhiều nước ấm (2-2.5l), có thể uống nước trái cây, nước bù khoáng, bù điện giải cho cơ thể nếu sốt hoặc sốt cao. Hoặc bạn có thể tính lượng nước cần bổ sung theo trọng lượng cơ thể và hoạt động thể lực trong bảng dưới đây:

Cách tính lượng nước cần bổ sung trong hướng dẫn dinh dưỡng dự phòng

4. Sử dụng các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Nếu điều kiện làm việc khẩn cấp, đột xuất, quá bữa, không ăn đủ, có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng, không nên bỏ bữa ăn. Nên duy trì BMI (chỉ số khối cơ thể) ở mức bình thường (BMI: 18,5 – 24,9 kg/m2)

5. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mắc bệnh mãn tính

Nếu bạn đang mắc bệnh mãn tính (huyết áp, tiểu đường,...), cần tham khảo bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.

 

Hướng dẫn thực đơn cho người bệnh đái tháo đường (tham khảo)

Ngoài ra, bạn cần lưu ý hạn chế những điều này khi ăn uống trong mùa dịch:

  1. + Kiêng đá và đồ lạnh, luôn uống ấm, ăn nóng, kiêng cả nằm máy lạnh thời gian dài
  2. + Kiêng thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ như chiên, nướng
  3. + Không uống các đồ uống có chất kích thích như cà phê, nước tăng lực
  4. + Nếu có triệu chứng ho, bạn nên kiêng mấy món dễ kích ho như đồ ăn cay, đồ ăn quá mặn hay quá ngọt, cá tôm cua...

Theo dõi sức khỏe thường xuyên và ăn uống tuân thủ các nguyên tắc trên để bệnh không trở nặng, bảo vệ và hồi phục sức khỏe nhé!

Dương tính covid có được ăn hải sản không?

Câu trả lời là: Được.

Rất nhiều bác sĩ đã cho lời khuyên rằng nếu bạn là F0 tự chữa tại nhà, hãy ăn uống đầy đủ để bổ sung đủ chất cho cơ thể chống lại bệnh. Không cần kiêng khem gì trừ khi bệnh nhân có bệnh nền, là người cao tuổi hoặc đang mang thai.

Hải sản chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, không chỉ chứa nhiều canxi, các khoáng chất như sắt, kẽm, kali mà còn có các loại vitamin (1, 2, 12, vitamin E, A…). Hơn nữa hải sản tốt cho sức khỏe vì nó giàu đạm và omega-3.

Chất đạm rất quan trọng trong việc tăng sức đề kháng

Đạm (Protein) cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể giúp chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể.

Theo Hướng dẫn dinh dưỡng dự phòng Covid-19: “Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, các loại thủy hải sản, trứng, sữa, các loại đậu hạt và các sản phẩm chế biến. Hàng ngày, nên ăn ít nhất 2 loại thực phẩm trong nhóm này.”

Hải sản nào giúp tăng sức đề kháng?

referral_products

Có rất nhiều loại hải sản giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trong đó những món hải sản giàu đạm bao gồm:

Cá, đặc biệt là cá hồi chứa nhiều axit béo Omega-3, protein dễ hấp thụ cũng như hàm lượng Vitamin A, B, D cao tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa và não bộ.

Mực: có lượng cao các nguyên tố đồng tốt cho việc hấp thụ và chuyển hóa sắt để hình thành các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên bạn nên hấp, luộc hoặc xào mực thay vì chiên rán để tránh làm tăng chất béo không tốt cho cơ thể vì mực chứa rất nhiều calo.

Cua biển/Tôm biển: Selenium trong tôm biển giúp tăng cường miễn dịch rất hiệu quả, và cả cua biển lẫn tôm biển đều giàu đạm, nhiều khoáng chất, chứa hàm lượng calo và chất béo thấp, tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên những ai có cholesterol cao không nên ăn nhiều tôm biển.

Một số món ngon hải sản của Vua Cua bạn có thể tham khảo

Hải sản tuy tốt cho sức khỏe nhưng cũng có vài lưu ý khi chọn lựa và chế biến nhé!

Khác với Mực, sò chứa calo thấp nhưng lại chứa nhiều retinol nên phụ nữ mang thai cần chú ý khi quyết định ăn sò.

Bảo vệ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi Virus SARs-Cov là một điều rất quan trọng. Đừng quên ăn đủ, uống ấm và thực hiện 5K để cùng nhau an bình vượt qua đại dịch nhé!

Đang xem: DƯƠNG TÍNH COVID-19 CÓ ĂN ĐƯỢC HẢI SẢN KHÔNG? CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG F0, F1 NÊN BIẾT

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Được hỗ trợ bởi Dịch