Hậu Shark Tank, chuỗi Vua Cua chính thức đưa 11 tấn cua Cà Mau chế biến sẵn kèm xốt lên kệ siêu thị Mỹ lần đầu tiên, giá 1,3 triệu đồng/kg
Hậu Shark Tank, chuỗi Vua Cua chính thức đưa 11 tấn cua Cà Mau chế biến sẵn kèm xốt lên kệ siêu thị Mỹ lần đầu tiên, giá 1,3 triệu đồng/kg
bởi: Marketing
Mới đây, Vua Cua - chuỗi cửa hàng chuyên bán các món ăn làm từ cua, từng gọi vốn thành công trên Shark Tank Việt Nam, thông báo đã xuất khẩu những lô hàng ốc hương biển và cua Cà Mau chế biến sẵn sang Mỹ.
Theo đó, khoảng 21.000 con cua Cà Mau, tương đương 11 tấn, được chế biến sẵn theo hình thức ăn liền vừa được đưa bằng máy bay vào thị trường Mỹ để phục vụ Noel và năm mới. Toàn bộ số hàng trong đợt đầu tiên sẽ được bán tại 200 điểm bán, bao gồm các chợ, siêu thị như chợ Tân Định, chợ Tân Bình (Houston).
Các món cua Cà Mau chế biến sẵn mang thương hiệu Vua Cua trên kệ siêu thị Mỹ
Tại Mỹ, mỗi hộp cua xốt 500gram (cả của gạch và cua thịt) là 25-27 USD, tức khoảng 1.300.000 đồng/kg; mỗi hộp ốc hương xốt từ 19-22 USD, tương đương 456.000 – 528.000 đồng, tuỳ tiểu bang.
CTWS Group - một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ là đối tác phân phối cho Vua Cua tại thị trường này. Theo CEO Đoàn Thị Anh Thư, đây là thành quả sau 2 năm nghiên cứu và chuẩn bị, hoàn thiện pháp lý. Đây cũng là lần đầu tiên cua Cà Mau mang thương hiệu Việt Nam xuất hiện trên kệ siêu thị Mỹ.
Trước đó, Vua Cua từng được biết đến nhiều hơn sau màn gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam mùa 5. Tại đây, CEO Đoàn Thị Anh Thư đã gọi vốn thành công 3,5 tỉ đồng cho 10% cổ phần từ Shark Liên. Thương vụ này cũng nhanh chóng được hoàn tất trên thực tế. Thậm chí sau đó, Shark Liên đã rót vốn lần 2 cho Vua Cua.
Bên cạnh mô hình nhà hàng, Vua Cua còn phát triển các mô hình kiosk như Vua Cua Bike, Vua Bánh Canh. Trước khi xuất khẩu cua Cà Mau chế biến sẵn đông lạnh, doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu thành công các loại nước xốt sang Mỹ.
Mới đây, Vua Cua - chuỗi cửa hàng chuyên bán các món ăn làm từ cua, từng gọi vốn thành công trên Shark Tank Việt Nam, thông báo đã xuất khẩu những lô hàng ốc hương biển và cua Cà Mau chế biến sẵn sang Mỹ.Bao bì hộp cua xốt đóng sẵn khi xuất khẩu sang MỹĐây là lô hàng do Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Vua Cua xuất khẩu, được vận chuyển bằng đường hàng không gồm cua Cà Mau và ốc hương chế biến sẵn, đông lạnh. Người tiêu dùng chỉ cần rã đông, hâm nóng là có thể dùng ngay.Theo đó, khoảng 21.000 con cua Cà Mau, tương đương 11 tấn, được chế biến sẵn theo hình thức ăn liền vừa được đưa bằng máy bay vào thị trường Mỹ để phục vụ Noel và năm mới. Toàn bộ số hàng trong đợt đầu tiên sẽ được bán tại 200 điểm bán, bao gồm các chợ, siêu thị như chợ Tân Định, chợ Tân Bình (Houston).Các món cua Cà Mau chế biến sẵn mang thương hiệu Vua Cua đã xuất hiện tại siêu thị MỹCTWS Group - một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ là đối tác phân phối cho Vua Cua tại thị trường này. Bà Đoàn Thị Anh Thư, CEO Vua Cua cho hay để sản phẩm này được xuất chính ngạch qua Mỹ, doanh nghiệp mất 2 năm nghiên cứu và hoàn thiện pháp lý. Toàn bộ số hàng đợt đầu tiên sẽ được bán tại 200 điểm bán, chợ và siêu thị phục vụ cộng đồng người Việt và châu Á tại Mỹ.Theo CEO Vua Cua, qua khảo sát thị trường tại Mỹ, người tiêu dùng thích cua Cà Mau. Tại đây những năm qua có bán cua Cà Mau sống, hấp nhưng chưa có thương hiệu của doanh nghiệp Việt. Đây là lần đầu tiên cua Cà Mau mang thương hiệu Việt Nam xuất trên kệ siêu thị Mỹ."Vua Cua kỳ vọng là thương hiệu đầu tiên đưa món cua Cà Mau kết hợp nước sốt xuất khẩu sang quốc gia khác đạt đúng giá trị từ nguyên liệu, giá thành đến thương hiệu", CEO Vua Cua nhấn mạnhHiện nay tại Mỹ, mỗi hộp cua xốt 500gram (cả của gạch và cua thịt) là 25-27 USD, tức khoảng 1.300.000 đồng/kg; mỗi hộp ốc hương xốt từ 19-22 USD, tương đương 456.000 – 528.000 đồng, tuỳ tiểu bang.Trước đó, Vua Cua từng được biết đến nhiều hơn sau màn gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam mùa 5. Tại đây, CEO Đoàn Thị Anh Thư đã gọi vốn thành công 3,5 tỉ đồng cho 10% cổ phần từ Shark Liên. Thương vụ này cũng nhanh chóng được hoàn tất trên thực tế. Thậm chí sau đó, Shark Liên đã rót vốn lần 2 cho Vua Cua.Vua Cua gọi vốn thành công tại Shark Tank mùa thứ 4Bên cạnh mô hình nhà hàng, Vua Cua còn phát triển các mô hình kiosk như Vua Cua Bike, Vua Bánh Canh. Trước khi xuất khẩu cua Cà Mau chế biến sẵn đông lạnh, doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu thành công các loại nước xốt sang Mỹ.Theo BrandsVietnam
VTV.vn - Lần đầu nấu món bánh canh cua Việt Nam, dù có nhiều khoảnh khắc luống cuống nhưng Yura Po và Sone đã khiến gia đình Nhập gia tùy tục phải bất ngờ trước thành phẩm vào bếp.Yura Po (người Nga) và Sone (người Lào) là hai người chơi của Nhập gia tùy tục mùa 4 tập 11. Bánh canh cua là món ăn dân dã Việt Nam chinh phục khẩu vị các thực khách gần xa bởi nước dùng ngọt thanh, đậm đà, thấm đẫm trong từng sợi bánh canh mềm mịn, kết hợp cùng chả cua dai dai và thịt cua ngọt chắc.Yếu tố quan trọng góp phần tạo nên tô bánh canh ngon nằm ở phần nước dùng ngọt thanh tự nhiên. Theo chị Đoàn Thư – Nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Vua Cua, rau củ hầm mang xay nhuyễn rồi lược lấy nước sẽ giúp tăng độ ngọt tinh túy cho tô bánh canh mà không cần dùng nhiều gia vị.Bánh canh cua là món ăn không tốn quá nhiều thời gian cho công đoạn nấu nhưng lại thách thức người đứng bếp ở khâu xử lý nhiều loại nguyên liệu, nhất là với những người bạn quốc tế mới lần đầu thử nấu món này.Dàn khách Tây và gia đình Nhập gia tùy tục hào hứng thưởng thức món bánh canh cua Cà Mau.Nếu như Sone luống cuống đến mức lấy cả gia vị… nấu phở gà để sẵn trên kệ bếp thì Yura Po cũng không hề kém cạnh khi nổi lửa mà chưa hề bắc nồi lên bếp. Không chỉ thường xuyên tự vấn “làm cái gì đây”, anh chàng người Nga còn trấn an bản thân bằng cách lẩm nhẩm hát trong suốt quá trình nấu bếp.Những nỗ lực lấy lại sự tự tin của Yura Po đã được đền đáp bởi thành quả là món canh cua thơm lừng, nước dùng thanh, ngọt tự nhiên khiến Puka cảm thấy được “chữa lành” khi thưởng thức.Yura Po vào bếp.Về phía Sone, dù khá lo lắng khi nhận thử thách nấu một món ăn khó nhưng cô nàng đã rất nỗ lực thực hiện chỉn chu trong từng công đoạn. Không chỉ gây ấn tượng bởi cách bài trí đẹp mắt, tô bánh canh của Sone còn nhận “cơn mưa” lời khen ở nước dùng ngọt đậm, có nhiều tầng vị rõ ràng.Sone vào bếp.Và với thành phẩm được khen là “nước lèo xém ngon hơn phiên bản gốc”, Sone đã ẵm trọn chiến thắng trong tập 11 của Nhập gia tùy tục. Theo vtv.vn
Đoàn Thị Anh Thư – CEO của Vua Cua, từng đối mặt với thất bại trong những ngày đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhờ sự kiên trì, bền bỉ và tinh thần thực tế, nữ doanh nhân trẻ này đã vươn lên và đạt được thành công với thương hiệu Vua Cua như ngày hôm nay. Nổi lên từ chương trình Shark Tank Việt Nam, chuỗi nhà hàng Vua Cua - chuyên cung cấp các sản phẩm làm từ cua Cà Mau, do Đoàn Thị Anh Thư sáng lập và điều hành, đã tiến vào thị trường Mỹ từ cuối tháng 12/2023.Sau một khoảng thời gian đưa chuỗi nhà hàng Việt xuất ngoại, nhà sáng lập Vua Cua đã có một vài chia sẻ với Doanhnhan.vn về bí quyết chinh phục thị trường Mỹ.Từ một thương hiệu nhỏ, Vua Cua đã trở thành chuỗi nhà hàng Việt được yêu thích, theo chị, thành công của Vua Cua ngày nay đến từ đâu?Tôi tin rằng sự thành công của Vua Cua đến từ thời gian và sự kiên trì, nhạy bén của người lãnh đạo. Việc theo sát và điều chỉnh chiến lược liên tục của công ty là yếu tố then chốt.Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp thường lập kế hoạch và đặt mục tiêu chiến lược trong 3 năm, 5 năm, hoặc 10 năm tới. Tuy nhiên, trên chặng đường dài đó, thị trường luôn biến đổi. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một CEO hoặc đồng sáng lập nhạy bén, hiểu rõ thị hiếu khách hàng và biến động thị trường để điều chỉnh và cải tiến chiến lược phù hợp với từng giai đoạn.Ngay từ khi khai trương Vua Cua, tôi đã đặt mục tiêu làm sao để bất kỳ người Việt Nam nào ăn cua đều phải nhớ đến Vua Cua. Trong quá trình phát triển từ những bước đầu tiên đến ngày hôm nay, cua luôn là món chính trong thực đơn của tôi.Những ngày đầu khởi nghiệp, chị và Vua Cua đã phải vượt qua những thử thách, khó khăn như thế nào?Không chỉ khi mới khởi đầu mà ngay cả khi Vua Cua đã hơn 8 năm tuổi, hàng ngày tôi và ban lãnh đạo vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Sự khác biệt là giờ đây, tôi đã có kinh nghiệm, bản lĩnh và năng lực xử lý tốt hơn.Giống như nhiều doanh nghiệp khác, trong hành trình khởi nghiệp, Vua Cua đã không ít lần nản lòng, muốn bỏ cuộc. Thời gian đầu, chúng tôi phải đối mặt với vô số khó khăn, từ vấn đề tài chính, nhân sự, đến việc mất định hướng và khủng hoảng thương hiệu. Trong những lúc như vậy, đôi khi tôi lại tự hỏi sao mình lại lựa chọn con đường đầy chông gai này. Nhưng sau đó, tôi cố gắng nhìn nhận lại và nâng cấp năng lực bản thân cùng đội ngũ, đồng thời mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Kết quả là tôi và Vua Cua vẫn có thể vững vàng đến ngày hôm nay.Khi đưa Vua Cua ra thị trường nước ngoài, vì sao chị lại chọn nước Mỹ?Theo tôi, có 02 yếu tố rất quan trọng mà chúng ta cần quan tâm khi muốn bán một sản phẩm ra thị trường quốc tế. Yếu tố đầu tiên là thấu hiểu khách hàng. Việc này giúp bạn nắm bắt rõ hơn về thị hiếu, nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo dựng và mở rộng các mối quan hệ trong việc phân phối sản phẩm. Yếu tố thứ hai là hợp tác với một đơn vị bản địa đã có sẵn kênh phân phối và cùng đồng hành với bạn. Đơn vị này sẽ đại diện và làm thị trường cho bạn.Thông thường, các doanh nghiệp Việt Nam khi đến Mỹ thường lựa chọn phương pháp thứ hai. Tuy nhiên, tôi và Vua Cua may mắn sở hữu cả hai yếu tố này.Mỹ là lựa chọn lý tưởng của Thư để phát triển và mở rộng thị trường Vua Cua.Hiện tại, tôi đang định cư tại Mỹ và cùng chị Dziễm Chinh phát triển thương hiệu CT Choice, trực thuộc công ty CTWS Group. Đây là thương hiệu chuyên về các dòng sản phẩm “ready to eat” như món ăn sáng, bánh dân gian và ẩm thực Việt Nam mà khách hàng chỉ cần hâm nóng là có thể dùng ngay. Công ty của chị Dziễm Chinh đã có 20 năm kinh nghiệm phân phối sản phẩm tại Mỹ.Vì sở hữu cả hai yếu tố cần và đủ này, Mỹ là lựa chọn lý tưởng để phát triển và mở rộng thị trường Vua Cua bên cạnh thương hiệu CT Choice và rất nhiều thương hiệu Việt khác trong thời gian tới.Chị đánh giá thế nào về thị trường Mỹ khi quyết định Mỹ tiến? Mặc dù rất thành công ở Mỹ, các thương hiệu quốc tế như Burger King, McDonald's hay Starbucks khi tiến vào thị trường Việt Nam cũng phải mất nhiều năm mới có thể tạo dựng chỗ đứng. Điều này cho thấy việc mở rộng ra quốc tế không hề đơn giản. Khi các doanh nghiệp Việt Nam tiến ra thị trường nước ngoài, độ khó còn tăng lên gấp nhiều lần. Vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng doanh nghiệp Việt chỉ cần vài tháng để hội nhập và gặt hái thành công thì đó là điều không thể.Nhiều người cho rằng thị trường Mỹ khó tính để xuất khẩu sản phẩm, nhưng tôi tin rằng, nếu một doanh nghiệp Việt cứ vin vào từ "khó tính" này thì rất khó phát triển. Thay vào đó, điều đầu tiên là phải nghiên cứu kỹ thị trường và đưa ra sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Sau đó, doanh nghiệp cần tập trung để tạo ra một sản phẩm đạt chuẩn về quy trình và vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đó, bất kỳ thị trường nào cũng sẽ trở nên "dễ tính".Theo tôi, trong tương lai, chúng ta nên bỏ khái niệm thị trường "khó tính" hay "dễ tính" và tự nhận thức rằng, cần phải bán hàng với cái tâm và trách nhiệm cao nhất cho cộng đồng.Ở Mỹ, dung lượng thị trường rất lớn. Vì vậy, người Việt khi đưa sản phẩm sang Mỹ phải xác định mục tiêu bán cho người Mỹ. Cụ thể, số lượng người Việt ở Mỹ chỉ có hơn 2 triệu người, trong khi dân số Việt Nam là hơn 100 triệu người. Nếu chỉ nhắm vào thị trường người Việt, thì việc bán ở Việt Nam sẽ lợi hơn. Tuy nhiên, khi tiến vào Mỹ, Vua Cua đặt tham vọng bán cho cả người bản xứ.Đã có không ít thương hiệu Việt tiến sang thị trường Mỹ ở lĩnh vực ẩm thực, song dường như chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Theo chị, đâu là lợi thế cạnh tranh của Vua Cua khi Mỹ tiến?Một trong những lợi thế lớn của Vua Cua khi mở rộng thị trường sang Mỹ là tôi đang sinh sống và định cư tại đây. Điều này cho phép tôi hiểu rõ hơn về thị hiếu và sở thích ẩm thực của người Mỹ, từ đó giúp ban lãnh đạo Vua Cua điều chỉnh kịp thời và tạo ra những sản phẩm phù hợp.Với kinh nghiệm lọt vào vòng 16 Top Chef mùa 3, Thư hiểu sâu hơn về gia vị từng vùng miền, có thể kết hợp nguyên liệu một cách tinh tế và hài hòa.Với kinh nghiệm lọt vào vòng 16 Top Chef mùa 3, Thư hiểu sâu hơn về gia vị từng vùng miền, có thể kết hợp nguyên liệu một cách tinh tế và hài hòa.Điều quan trọng cần chú ý là khẩu vị của người Việt và người Mỹ khá khác nhau. Người Việt thường ưa vị ngọt và sử dụng mắm như một gia vị quen thuộc, trong khi người Mỹ lại thích vị thanh nhẹ và không sử dụng mắm. Với kinh nghiệm lọt vào vòng 16 Top Chef mùa 3, tôi hiểu sâu hơn về gia vị từng vùng miền, có thể kết hợp nguyên liệu một cách tinh tế và hài hòa.Ban lãnh đạo của Vua Cua luôn đặt ra câu hỏi làm sao để khách hàng sau khi thưởng thức món ăn không chỉ thấy ngon và quay lại mà còn giới thiệu nhiều người biết tới hơn. Và điểm độc đáo và vượt trội của sản phẩm (USP) chính là điều mà Vua Cua đang tập trung phát triển.Chiến lược kinh doanh của Vua Cua trong thời gian sắp tới là gì, thưa chị?Trong thời gian tới, Vua Cua sẽ tập trung vào việc mở rộng hệ thống nhượng quyền thương hiệu Vua Bánh Canh và Vua Cua tại thị trường Việt Nam với tần suất cao hơn. Mục tiêu là để hình ảnh và tên tuổi Vua Cua hiện diện khắp nơi, mang đến cơ hội thưởng thức những món ngon của Vua Cua cho người Việt.Vua Cua mở rộng sản phẩm "ready-to-eat" chế biến sẵn từ hải sản như bánh canh cua, miến xào cua...Ngoài các sản phẩm chính, Vua Cua còn dự định mở rộng sang nhiều mặt hàng khác như nước sốt chấm và các sản phẩm "ready-to-eat" chế biến sẵn từ hải sản như bánh canh cua, xôi cua... Những sản phẩm này được thiết kế để người tiêu dùng Mỹ có thể hâm nóng và sử dụng ngay, phù hợp với thói quen ăn uống tiện lợi của họ. Với cuộc sống bận rộn, người Mỹ ưa chuộng các sản phẩm đóng gói sẵn, dễ sử dụng, và tôi tin rằng đây là chiến lược phù hợp để Vua Cua tiếp cận thị trường Mỹ hiệu quả.Xin cám ơn những chia sẻ từ chị! Theo Doanh Nhân & Pháp Luật
Mới đây, Vua Cua - chuỗi cửa hàng chuyên bán các món ăn làm từ cua, từng gọi vốn thành công trên Shark Tank Việt Nam, thông báo đã xuất khẩu những lô hàng ốc hương biển và cua Cà Mau chế biến sẵn sang Mỹ. Theo đó, khoảng 21.000 con cua Cà Mau, tương đương 11 tấn, được chế biến sẵn theo hình thức ăn liền vừa được đưa bằng máy bay vào thị trường Mỹ để phục vụ Noel và năm mới. Toàn bộ số hàng trong đợt đầu tiên sẽ được bán tại 200 điểm bán, bao gồm các chợ, siêu thị như chợ Tân Định, chợ Tân Bình (Houston). Các món cua Cà Mau chế biến sẵn mang thương hiệu Vua Cua trên kệ siêu thị MỹTại Mỹ, mỗi hộp cua xốt 500gram (cả của gạch và cua thịt) là 25-27 USD, tức khoảng 1.300.000 đồng/kg; mỗi hộp ốc hương xốt từ 19-22 USD, tương đương 456.000 – 528.000 đồng, tuỳ tiểu bang. CTWS Group - một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ là đối tác phân phối cho Vua Cua tại thị trường này. Theo CEO Đoàn Thị Anh Thư, đây là thành quả sau 2 năm nghiên cứu và chuẩn bị, hoàn thiện pháp lý. Đây cũng là lần đầu tiên cua Cà Mau mang thương hiệu Việt Nam xuất hiện trên kệ siêu thị Mỹ.Trước đó, Vua Cua từng được biết đến nhiều hơn sau màn gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam mùa 5. Tại đây, CEO Đoàn Thị Anh Thư đã gọi vốn thành công 3,5 tỉ đồng cho 10% cổ phần từ Shark Liên. Thương vụ này cũng nhanh chóng được hoàn tất trên thực tế. Thậm chí sau đó, Shark Liên đã rót vốn lần 2 cho Vua Cua. Bên cạnh mô hình nhà hàng, Vua Cua còn phát triển các mô hình kiosk như Vua Cua Bike, Vua Bánh Canh. Trước khi xuất khẩu cua Cà Mau chế biến sẵn đông lạnh, doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu thành công các loại nước xốt sang Mỹ. Theo CafeBiz.vn
Bước vào hành trình “Ghi dấu ẩm thực Việt trên bàn tiệc thế giới” với đề bài sáng tạo món ăn đường phố thành món cao cấp, Top 16 đầu bếp của Top Chef Việt Nam 2023 sẽ làm thế nào để mang lại trải nghiệm cao cấp cho thực khách mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng của món ăn? Món ăn nào sẽ chinh phục được Ban Giám khảo khó tính và đầu bếp nào sẽ phải gói dao ra về? Thử thách one-bite đến từ nhà hàng 1 sao Michelin Anan SaigonChef Peter Cường Franklin mang đến món Le Petit “bé” bánh mìXuất hiện trong tập 1 Top Chef Việt Nam 2023 với vai trò Giám khảo chuyên môn, Chef Peter Cường Franklin mang đến món Le Petit “bé” bánh mì. Đây là món mới trong menu của Anan Saigon – nhà hàng đầu tiên và duy nhất tại TP.Hồ Chí Minh được gắn sao Michelin danh giá.“Bé” bánh mì được làm theo công thức mới, có độ giòn, nhẹ, nhỏ nhất thế giới và đặc biệt chỉ ăn trong một miếng. Chiếc bánh mì nhỏ xinh này cũng đại diện cho chính đề thi của phần Thử thách Nhanh là sáng tạo một món ăn chơi one-bite (món khai vị một miếng) được trình bày trên một chiếc xiên que.Từ trái sang: Giám khảo Peter Cường Franklin, Luke Nguyễn, Alain Nguyễn và Đào Anh TuấnTheo đề bài từ đầu bếp Peter Cường Franklin, các chef đã nhanh tay trình bày các tác phẩm. Chef Đinh Sơn Trúc chế biến món chạo tôm, dùng cùng sốt mẻ miền Bắc. Chef Nguyễn Thái Minh tạo được ấn tượng với Ban Giám khảo với ý tưởng sử dụng lá sả gà của người dân tộc H’Mông cho món bún chả. Lấy ý tưởng từ gỏi cuốn truyền thống Việt Nam, đầu bếp Lê Thị Tường Vi sáng tạo món Gỏi cuốn nàng thơ dùng kèm nước xốt chanh dây.Chung cuộc, đầu bếp chiến thắng phần Thử thách Nhanh trong Tập 1 Top Chef Việt Nam 2023 là Chef Nguyễn Trần Vinh. Nhờ chiến thắng này, anh được cộng thêm 10 phút trong phần thi Thử thách Loại trừ.Thử thách loại trừ: Thực hiện món đường phố cao cấp đáng giá 100 USDGiám khảo Đào Anh Tuấn chia sẻ với thí sinhTrong phần Thử thách Loại trừ của tập 1 Top Chef Việt Nam 2023, Giám khảo Chuyên môn Đào Anh Tuấn – Chủ tịch Công ty Cổ phần FnbChain mang tới tờ 100 USD, đại diện cho đề bài: Nấu món ăn đường phố có giá trị 100 USD trong vòng 90 phút. Cho phần thi này, top 16 đầu bếp chia thành 8 đội thi đấu với nhau.Đầu bếp Nguyễn Quốc Trường và Đặng Văn Cường quyết định chế biến món Vịt đồng bào xông khói vị phá lấu với thành phần chính là thịt vịt giời tartare.Kết hợp nguyên liệu miền Nam và miền Bắc, đầu bếp Huỳnh Văn Tiến cùng đầu bếp Nguyễn Văn Long giới thiệu với Ban Giám khảo món Bún kèn chả cá Lã Vọng. Giám khảo Alain Nguyễn nhận định hai đầu bếp không giấu được xung đột trong món ăn, một món có xốt nặng vị curcuma (nghệ đen), xốt của món còn lại thì nhẹ.Chế biến món Nướng Đà Lạt theo công thức đơn giản với thành phần món ăn là bánh tráng gạo lứt nướng, trứng gà ta sạch, cua gạch Cà Mau hấp cùng nước dừa tươi… đội của đầu bếp Võ Lê Chí và Đoàn Thanh Điền khiến Giám khảo Alain Nguyễn không giấu được sự thất vọng.Trong khi đó, để hoàn thiện được món Bánh canh cua bò Wagyu trong vòng 90 phút, Đoàn Thị Anh Thư và Phạm Trường Giang đã dành cả tâm huyết cho quá trình chế biến. Nước bánh canh ngọt vị cua xay nhuyễn phi thơm cùng hành tây. Sợi bánh canh bột gạo được chế biến ngay tại đảo bếp. Món ăn này dùng cùng với chả làm từ thăn ngoại bò Wagyu MS4/5.Bánh canh cua bò Wagyu là món ăn được lấy cảm hứng dựa trên món Bánh canh cua Vua Cua, hiện đang có mặt tại các nhà bếp hệ thống Vua Cua Restaurant. Để thực khách có được cảm nhận của hương vị Bánh canh cua một cách đậm vị cua, hương vị hải sản tươi ngon từ thịt, Chef Anh Thư đã vận dụng các kinh nghiệm và thay đổi để có được thành phẩm ấn tượng nhất, mang hương vị thuần Việt đem đến chuỗi hệ thống Vua Cua từ Nam chí Bắc.Món Bánh canh cua bò WagyuSự công phu của Anh Thư và Trường Giang từ lúc cắt nguyên liệu Wagyu, luộc cua cho đến lúc cuốn, nhào nặn, nướng than đã tạo được ấn tượng mạnh, khiến Giám khảo Đào Anh Tuấn không ngần ngại bày tỏ: “Anh hoàn toàn có thể đầu tư cho bọn em nấu Omakase* bánh canh”.*Omakase là phong cách ẩm thực không gọi món, không hỏi giá, không kén cá chọn canh, để đầu bếp hoàn toàn quyết định món ăn. Mỗi bữa ăn thay đổi tùy vào nguyên liệu tươi mới trong ngày cùng tính sáng tạo của đầu bếp.Chef Đoàn Thư luôn nấu ăn bằng cả tâm huyếtMột món ăn khác được Giám khảo không ngớt lời khen ngợi là Gan ngỗng nước lèo của đầu bếp Lê Thị Tường Vi và Đặng Trần Ngọc. Hương vị chính của món này đến từ nước dùng của bún cá Châu Đốc kết hợp với vị béo nhẹ nhàng của Foie Gras (gan ngỗng kiểu Pháp) và vị thơm bùi của lạc luộc, một chút vị cay nhẹ của ớt, sự mượt mà của foam sữa chua ở trên. Pate gan ngỗng được bọc trong bánh tráng thanh long để không bị tan ra khi rót nước dùng, đồng thời tạo màu sắc thu hút cho món ăn.Trong khi đó, nhờ lợi thế 10 phút so với đối thủ nhờ chiến thắng trong phần Thử Thách Nhanh, Chef Nguyễn Trần Vinh cùng đồng đội Nguyễn Chí Tâm nhanh chóng thống nhất ý tưởng thực hiện món Bánh bột lọc xốt bơ nước mắm. Chiếc bánh tráng này được Giám khảo Alain Nguyễn cho điểm cộng bởi vị giòn và có hương của bánh phồng tôm. Giám khảo Luke Nguyễn thì bày tỏ sự yêu thích với mọi chi tiết trong món ăn, từ bánh phồng, bọt cốt dừa, thịt heo Iberico, tôm cho đến cách trang trí đã nâng tầm món ăn lên cao hơn.Món Vịt đồng bào xông khói vị phá lấu với màu sắc, trình bày không đặc biệt, hương vị “đá” nhau vì sử dụng quá nhiều hương liệu đã khiến đầu bếp Nguyễn Quốc Trường và Đặng Văn Cường rơi vào nhóm nguy hiểm. Các giám khảo nhận xét thịt vịt còn chưa chín. Với việc mắc lỗi lớn về vệ sinh thực phẩm, Đặng Văn Cường – người trực tiếp chế biến món vịt chính là đầu bếp đầu tiên phải gói dao ra về trong Top Chef Việt Nam 2023. Theo Bazaar Việt Nam
16 thí sinh vào vòng trong được Top Chef Vietnam mùa 3 công bố, báo hiệu những vòng đấu nảy lửa, cạnh tranh từ những thí sinh thực lực nhất. Một nhân tố nổi bật vừa bị cộng đồng mạng phát hiện, đó là CEO thương hiệu Vua Cua – Đoàn Thị Anh Thư. Là gương mặt start-up từng phủ sóng truyền thông khi tham gia Shark Tank mùa 4, CEO của thương hiệu Vua Cua đã được Shark Liên rót vốn 2 lần với lời ngợi khen “Founder Đoàn Thị Anh Thư trong mắt tôi là một doanh nhân đặc biệt, bên ngoài mạnh mẽ nhưng bên trong là một trái tim ấm áp, cô sở hữu một năng lực thiên phú về kinh doanh!’’Shark Liên đã luôn đồng hành cùng thương hiệu Vua CuaTrải qua những mùa dịch căng thẳng, 2 năm liền sau đó nền kinh tế thế giới chìm trong sự lạnh lẽo của thị trường, thương hiệu này cũng như bao cái tên khác trong làng kinh doanh ngành F&B, lao đao tìm hướng đi mới ngoài việc cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng trong nước. Trong năm 2022 và 2023, Vua Cua đã thể hiện những bước đi bình tĩnh, chậm mà chắc trong tình hình kinh tế khó khăn bao trùm toàn cầu. Với sự nỗ lực phi thường, tập trung vào chất lượng sản phẩm, CEO Đoàn Thư đã phân phối được nước xốt Vua Cua qua tận thị trường Mỹ và sắp tới là Úc và Châu Âu. Với ước mơ mang các loại nguyên liệu và gia vị thuần Việt như tiêu đen, tỏi, ớt, trứng muối, me, chanh… kết hợp với cua Cà Mau của Việt Nam ra thế giới, nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua đã gây được tiếng vang trên thị trường ngành F&B với các loại sốt được khách hàng khắp nơi tin dùng.Thừa nhận mình là một CEO kiêm luôn bếp trưởng của Vua Cua, việc nấu ăn với cô là chuyện thường ngày, tuy nhiên khi tham gia Top Chef mùa 3, doanh nhân 8X đã “có những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ’’ - Đoàn Thư chia sẻ với phóng viên.PV: Xin chị chia sẻ cảm nghĩ khi lọt vào vòng 16 Top Chef mùa 3?Trước khi tham gia cuộc thi này, tôi cũng đã tự vấn bản thân bằng khá nhiều những câu hỏi: Rằng mình có đủ tự tin để bước vô đấu trường ẩm thực chuyên nghiệp?Tôi đã từng nghĩ như thế, vì xưa nay tôi dù là vai trò bếp trưởng kiêm CEO Vua Cua, nhưng vì phải dành rất nhiều thời gian cho việc kinh doanh nên thời gian tôi đứng trong bếp chắc chắn không nhiều bằng các bạn thí sinh khác, tất nhiên, tôi rất tự tin về kiến thức hiểu biết nguyên liệu và kinh nghiệm nấu các món Việt Nam.Với Top Chef, tôi hoàn toàn choáng ngợp bởi sự thấu hiểu nguyên liệu gia vị các vùng miền, các “tenique” cao và kỹ năng trang trí rất đẹp của các thí sinh và các vị giám khảo chuyên môn có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và thành công. Họ giúp tôi nhận ra bản thân cần phải học hỏi nhiều trong quá trình sáng tạo món ăn, đồng thời cũng học tính nhẫn nại với chính chiếc bếp của mình, bởi vì phải trải qua rất nhiều lần sai, bạn mới tìm ra công thức “chân ái’’. Và cũng qua đó, một người đi kinh doanh như tôi cũng phải mở mang, đột phá hơn để chạy theo gu ăn uống ngày càng tinh tế, đòi hỏi cao của thực khách.Top 16 thí sinh của Top Chef Việt Nam mùa 3PV: Chị đánh giá thế nào về trình nấu ăn của các bạn thí sinh mùa này!Ồ, wao, tất cả đều tài năng và có óc sáng tạo đáng kinh ngạc! Người ta nói “Nấu ăn là một nghệ thuật và mỗi đầu bếp đều là nghệ sỹ’’ quả không sai. Nếu bạn xem từng tập của Top Chef mùa này, bạn sẽ thấy khẩu vị và ý tưởng của mỗi thí sinh đều là những kinh nghiệm đáng giá dành cho những người làm trong ngành F&B. Qua mỗi phần thi, chúng tôi như được tiếp thêm những năng lượng tích cực bởi các bạn thi của mình. Từ đó, ai cũng tự tin hơn sau mỗi tập, dù sau một lần như vậy, trong số chúng tôi đều phải có người cuốn dao ra về.Cuộc thi nào cũng vậy, sẽ có kẻ đi tiếp và người buộc phải dừng lại. Dù vậy, chúng tôi đều đến với Top Chef bằng đam mê, đây không chỉ là sân chơi để thể hiện tài năng, mà là cùng nhau học hỏi, cạnh tranh, thi đấu để dành giải thưởng cao nhất. Cũng là cơ hội được xuất hiện trên sóng truyền hình Quốc gia để giới thiệu đến bạn bè quốc tế các món ăn Việt Nam. Tôi hy vọng, chỉ một thời gian ngắn nữa, các thế hệ đầu bếp hiện tại bao gồm tôi, sẽ ghi dấu ấn ẩm thực Việt trên bàn tiệc thế giới. Ở tập 1, Chef Anh Thư đã kết hợp cùng Chef Trường Giang cùng tạo nên món ăn trị giá 100$PV: Chị gặp khó khăn gì tại Top Chef 3?Đây là đấu trường đầu bếp chuyên nghiệp lần đầu tôi tham gia với vai trò là thí sinh nên khó tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Việc nấu thử đi thử lại, sai hàng chục lần mới tìm được một công thức nó khác với việc bạn đứng bếp trước hàng chục ống kính trường quay, những vị Giám khảo có chuyên môn cao và chiếc đồng hồ tích tắc tích tắc canh giờ - nỗi ám ảnh với các thí sinh và đặc biệt là với một tân binh lần đầu gói dao đi thi như tôi.Nói chung với tôi, tất cả là những trải nghiệm đáng giá, một hành trình vui vẻ, đẳng cấp mà tôi may mắn được tham gia.Bánh canh cua bò Waygu đã nhận được lời ngỏ ý đầu tư mô hình Omakase dành cho món ăn công phu này.PV: Là một Chương trình truyền hình thực tế sẽ không tránh được câu chuyện “drama’’ ăn theo từ những lời đối đáp, khẩu chiến trên sóng truyền hình, trong quá trình thi liệu có những câu chuyện nằm ngoài kịch bản?Điều này tôi không được tiết lộ trước đâu (cười). Khi theo dõi phát sóng bạn sẽ biết chúng tôi đã đi qua những ngày thi như thế nào. Dĩ nhiên chuyện buồn vui hay nhầm lẫn sẽ rất khó tránh khỏi, chúng tôi bên nhau hai tháng trời, từ những người xa lạ cũng trở thành những người bạn cực kỳ trân quý. Còn ngay trong “khung giờ kim cương’’, lúc chiếc đồng hồ tích tắc với con số đếm đang nhảy liên tục, sự nhân nhượng cho đối thủ chính là đòn tự triệt hạ bản thân. Nấu ăn mà, chỉ một phút lơ là cũng làm cho sản phẩm cuối cùng không như mong đợi. Hãy tin vào chúng tôi, Top Chef mùa 3!Chef Anh Thư nhiệt huyết và thực chiến hết mình tại đấu trường Top Chef mùa 3PV: Chị có đặt mục tiêu lọt vào Top cuối cùng?Có chứ (cười)! Thi mà, ai chẳng mong được đứng trên bục vinh quang với những chiếc huy chương lấp lánh. Nhưng cuộc thi nào cũng là đường đua khắc nghiệt, tôi không nói trước được điều gì ngoài những mong mỏi được gặp những người thầy, những tiền bối trong nghề để nghe họ đánh giá, góp ý qua những bài thi. Đó sẽ là những kinh nghiệm quý giá cho tôi trong hành trình phát triển thương hiệu của riêng mình. Với tôi, làm dịch vụ khách hàng phải luôn luôn cầu thị, lắng nghe, kể cả khi mình bị phàn nàn, chê bai đến muốn ''gục ngã''. Bản lĩnh hay không vào lúc này là do mình, tôi nhủ vậy.CEO Vua Cua luôn dành tâm huyết trong từng sản phẩm của hệ thống Vua CuaLà cuộc thi tài năng đầu bếp danh tiếng hàng đầu trên thế giới, Top Chef đã được sản xuất và phát sóng thành công tại 28 quốc gia, được khán giả toàn cầu yêu mến trong suốt 15 năm qua bởi gắn kết giữa ẩm thực, thực phẩm, người nấu, người sành ăn và giới thiệu những nền ẩm thực mang màu sắc bản địa của các quốc gia trên thế giới.Top Chef Việt Nam - Đầu bếp thượng đỉnh 2023 do Công ty TVHub phối hợp cùng Ban Sản xuất các chương trình giải trí (VTV3) thực hiện. Với thông điệp "Ghi dấu ẩm thực Việt trên bàn tiệc của thế giới", chương trình sẽ chính thức lên sóng vào lúc 20h30 thứ Hai hàng tuần trên kênh VTV3, bắt đầu từ ngày 12/6/2023. Theo Thương hiệu và Pháp luật