
Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, các tỉnh thành lớn nhỏ đều đang và sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thì mọi người tranh thủ mua nhiều đồ ăn về trữ nhằm hạn chế thời gian ra đường, tiếp xúc với người lạ.
Cũng từ đó, nhiều câu chuyện “bảo quản” thực phẩm “dở khóc dở cười” đã xảy ra. Ví dụ như cô bạn nọ trữ mì tôm và trứng, nhưng trứng chưa kịp ăn thì nhà đã có thêm một đàn vịt con.
Xuất hiện miệng ăn mới giữa mùa dịch
Ngoài bạn nữ trên, còn có rất nhiều người khác cũng gặp những tình trạng bảo quản đồ “tréo ngoe” như: củ su su học thành cây dài, củ cải trắng ra bông,.. Những thực phẩm dự trữ này rốt cuộc lại không thể ăn được, mà người mua còn phải thêm công “chăm sóc” chúng.
Tình trạng mọc mầm của rau củ quả
Để tránh tình trạng oái ăm này xảy ra cũng như giúp bạn giữ được thực phẩm tươi ngon, cung cấp dinh dưỡng cho mùa dịch khỏe mạnh. Hãy cùng Vua Cua tìm hiểu cách chọn mua, bảo quản thực phẩm sau đây nhé!
1. Cách chọn mua thực phẩm
Đầu tiên là cách mua thực phẩm. Tuy nói rằng chúng ta nên dự trữ đồ ăn cho nhiều ngày, nhưng bạn cũng cần lựa chọn số lượng sản phẩm “vừa đủ”.
Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng bảo quản, lại giúp cho tình trạng khan hiếm đồ ăn, giá cả đắt đỏ không xảy ra.
Thực phẩm đóng gói sẵn
Đối với các loại thực phẩm đóng gói thường được bán ở siêu thị hay cửa hàng, bạn nên chọn những loại được cấp đông hoặc được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp với sản phẩm để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra hãy kiểm tra bao bì xem có còn nguyên vẹn hay không (bao gồm nhà sản xuất, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần và hạn sử dụng).
Hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm đóng gói
Với trường hợp thực phẩm đã được chế biến, bạn nên xem thêm phần phụ gia để đảm bảo phù hợp khẩu vị. Tránh lãng phí khi mua về nhưng không ăn được.
Quan trọng nhất, bạn nên chọn các loại thực phẩm có hạn dùng dài để bảo quản được lâu nhé!
Thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống sẽ cần được lựa chọn kỹ lưỡng hơn. Nếu bạn mua sản phẩm ở siêu thị/cửa hàng, hãy chọn những sản phẩm được bảo quản đúng cách và trông tươi mới.
Nếu bạn mua ở các chợ truyền thống, hàng quán online thì hãy lưu ý tránh những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao hoặc sản phẩm không tươi, có mùi hôi.
Cách mua và bảo quản rau củ mùa dịch
Hãy đảm bảo rằng thịt, cá được lấy ở quầy riêng biệt với rau, củ, quả nhé. Nếu để chung, chúng sẽ nhiễm mùi của nhau đó.
Hải sản không còn sống cần được bảo quản lạnh
- + Thịt: Chọn loại có màu đỏ (tươi hoặc hơi sẫm), không có mùi hôi. Nên tránh các sản phẩm có màu xanh nhạt hoặc thâm, có mùi lạ.
- + Rau, củ, quả: Chọn loại có cuống, còn tươi, không dập nát và có đốm lạ.
- + Thủy, hải sản: Bạn có thể lựa chọn loại còn sống hoặc lựa chọn loại được cấp đông (nếu không còn sống). Không nên mua những hải sản chết nhưng không được bảo quản lạnh.
Cách chọn mua đồ hộp
Đồ hộp là loại thực phẩm dễ bảo quản nhất, bạn cần chú ý vào hạn sử dụng của sản phẩm. Không nên chọn các sản phẩm:
Đồ hộp mua có thể trữ lâu nhưng cần chú ý hạn dùng nhé
- + Hộp xuất hiện dấu hiệu bị phồng: vì nó đồng nghĩa với việc sản phẩm bị hư nên sinh ra khí.
- + Hộp bị móp, hở hoặc rò rỉ
- + Sản phẩm khi mở ra (sau khi bạn đã mua về) có mùi khác lạ so với mùi đặc trưng của nó.
2. Cách tích trữ và bảo quản an toàn cho thực phẩm
Cách bảo quản thực phẩm tươi sống
Các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản sẽ cần được bảo quản khá kỹ.
Nếu bạn mua chúng ở siêu thị thì bạn có thể giữ nguyên bao bì. Ngược lại, nếu bạn mua ở chợ, hãy rửa sạch, cắt miếng vừa một bữa ăn sau đó chia ra các hộp đựng (hoặc cuốn trong giấy bạc, bọc thực phẩm) và bỏ vào ngăn đá.
Việc này sẽ giúp thực phẩm tươi lâu hơn và tiết kiệm nhiều thời gian rã đông cũng nhưng giữ được vệ sinh an toàn.
Rửa thịt trước khi bỏ vào tủ đông
Bảo quản rau củ quả & trái cây
Bảo quản không đúng cách khiến khoai tây mọc mầm
- + Các loại rau củ như: bắp sú, khoai tây, hành tây, bí đỏ và khoai lang thường khá dễ bảo quản. Bạn có thể đặt nó ở nơi thông thoáng, chúng thường có thể bảo quản khá lâu.
- + Bạn cũng có thể bảo quản cà chua theo cách tương tự, tuy nhiên bạn sẽ cần để nó ở một nơi riêng biệt để không “chín lây” các loại rau, củ, quả khác nhé.
- + Nếu kỹ hơn, bạn có thể bọc rau, củ trong giấy mềm vào cho vào túi giữ tươi. Đặc biệt là khoai tây, khoai lang, các bạn nên cho vào nơi tối, tránh ánh nắng để tránh tình trạng nảy mầm.
Bảo quản rau bằng cách lót giấy chống mất ẩm
- + Đối với rau ăn lá như cải xoong, rau muống, xà lách,..bạn nên cho vào tủ lạnh. Vì chúng có độ ẩm cao, bạn cũng nên lót thêm lớp giấy vào hộp hoặc bọc rau trước khi bỏ tủ lạnh nhé. Lưu ý: Hãy để những rau này ở một nơi, tránh để các rau củ khác đè lên làm nát rau.
- + Nếu tủ lạnh bạn hết chỗ, bạn cũng có thể nhúng cuống vào nước để giữ cho rau tươi. Nhớ thay nước khi nó trở nên đục nhé.
Mách bạn: Riêng hành lá, bạn nên rửa sạch, thái nhỏ và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh nhé.
Bảo quản trái cây cần đúng cách mới tươi lâu
Trái cây được chia làm hai loại:
- + Bảo quản trong tủ lạnh: Các loại trái cây dễ hư như dâu tây, nho, bơ, thanh long,..
- + Bảo quản nhiệt độ phòng: Cam, chuối, xoài, quýt,..và các loại có độ bền cao khác.
Cách bảo quản lương thực khô (gạo, bột, hạt đậu, ...)
Cho gạo, bột và các loại đậu vào hộp kín và dán nhãn
- + Các lương thực khô khá dễ bảo quản. Bạn cần để chúng ở nơi thoáng mát, không ẩm mốc và tránh được sâu mọt.
- + Bạn nên đựng gạo, bột và các loại đậu trong hộp kín để đảm bảo sự khô ráo. Hãy dán nhãn và xếp gọn gàng để dễ tìm khi cần nhé.
Bảo quản thực phẩm thừa, dễ hỏng
Nếu bạn có các thực phẩm còn thừa hoặc dễ hư hỏng, hãy cân nhắc đến việc dùng hộp đựng thực phẩm. Bạn cũng nên dùng các loại hộp trong để dễ nhận biết thực phẩm hơn.
Tuy nhiên, các thực phẩm này cũng không thể để quá lâu. Bạn nên ăn nó trong vòng 2 ngày nhé.
Bảo quản thực phẩm dễ hư trong hộp thủy tinh
3. Một số mẹo bảo quản thực phẩm lâu, an toàn
Có một số lưu ý nhỏ dành cho các bạn khi bảo quản thực phẩm:
1. Không nên để các loại rau củ chín như cà chua gần rau xanh, dưa chuột: cà chua hoặc táo chín sẽ tiết ethylene, khiến cho các loại rau củ ở gần nhanh hư hơn.
2. Không nên để bánh mì và bánh quy gần nhau: bánh quy sẽ hút độ ẩm của bánh mì, khiến bánh mì cứng và bánh quy bị mềm đi.
3. Không nên để trứng cùng chỗ với gừng và hành tây: mùi của gừng và hành sẽ khiến trứng nhanh hư và có mùi.
Không nên để cà chua chung với các thực phẩm khác
4. Mách nhỏ một số cấm kỵ trong bảo quản thực phẩm
Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, bạn cần ghi nhớ những điều cấm kỵ sau đây:
- + Thức ăn nóng cần được để nguội bớt trước khi cho vào tủ lạnh
- + Trong tủ lạnh cần có khoảng trống để khí lạnh lưu thông, bạn không nên chất quá đầy tủ lạnh nhé
- + Thực phẩm sống và chín cần được để riêng để tránh vi khuẩn lây nhiễm
- + Bạn cần nên sơ chế thịt, cá, hải sản trước khi cho vào tủ lạnh (rửa, bọc kín)
- + Không nên rửa rau củ trước khi bỏ vào tủ lạnh. Việc rửa rau sẽ khiến rau nhanh hư hơn do có nhiều độ ẩm. Nếu bạn đã “lỡ” rửa chúng, hãy phơi cho ráo nước trước khi cho vào tủ lạnh nhé.
- + Bạn cần phải thường xuyên lau dọn, khử khuẩn tủ lạnh để đảm bảo vi khuẩn không phát triển.
5. Hướng dẫn cách đi mua thực phẩm mùa giãn cách
Trong giai đoạn tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, việc đi siêu thị, đi chợ trực tiếp sẽ gây cho bạn khá nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, hãy chỉ đi ra ngoài khi thực sự cần thiết.
Nếu có thể, bạn nên tham khảo các cách đi chợ online, đặt hàng trực tuyến để có thể vừa tiết kiệm thời gian, lại hạn chế ra ngoài.
Hiện nay, có rất nhiều các kênh bán hàng online với nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng và tươi ngon. Bạn có thể tìm đến Vua Cua như một giải pháp thay thế đi chợ truyền thống để mua sắm an toàn mùa dịch.
Hiện tại Vua Cua cung cấp rất nhiều các loại rau, củ, quả, hàng nông sản, các loại thực phẩm trữ đông hải sản và các sản phẩm đóng gói sẵn, cua Cà Mau tươi sống.
1. Rau củ quả nông sản tươi ngon và giao hàng tận nơi: https://bit.ly/2VygmGs
Hiện tại Vua Cua kinh doanh thêm mặt hàng nông sản rau củ quả bình ổn giá
2. Các loại hải sản tươi ngon và cấp đông vô cùng tiện lợi.
Hải sản tươi ngon có thể bảo quản lâu
- Cua Cà Mau: Được chia ra nhiều loại như cua gạch, cua thịt. Loại cua Cà Mau này thịt chắc, tươi ngon và nhiều dinh dưỡng. Vua Cua có sẵn cua sống để giao đến bạn!
- Mực lá câu: Mực lá câu có độ giòn, thịt mềm và từng thớ thịt dày vừa phải rất dễ ăn.
- Tôm sú: Tôm sú được nuôi tại môi trường tự nhiên ở Bạc Liêu, nhờ đó tôm tươi ngon và rất dễ ăn.
- Bạch tuộc 2 da: Bạch tuộc 2 da có mình dày, thịt dai và dinh dưỡng cao.
- Vẹm xanh NewZealand: Vẹm New Zealand con to, thịt đầy, là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng và khi chế biến không teo, hậu thịt ngọt và béo, chế biến sốt gì cũng đặc biệt.
6. Kết luận
Bảo quản thực phẩm là một công việc cần tính cẩn thận. Hãy đảm bảo nguồn thực phẩm còn mới, tươi sống và được xử lý, bảo quản đúng cách nhé. Việc phân loại các loại lương thực, thực phẩm sẽ giúp bạn bảo quản chúng được lâu hơn và giảm thiểu vi khuẩn lây lan.
Các hàng rau, củ, quả, nông sản tươi ngon cũng như hải sản cấp đông ngon lành luôn có sẵn tại Vua Cua để phục vụ bạn mùa dịch.
Hãy mua hàng trực tuyến để giảm thiểu khả năng ra ngoài tiếp xúc với người lạ nhé!