CÁCH NẤU LẨU TOMYUM CAY CAY NGON MÊ LY

CÁCH NẤU LẨU TOMYUM CAY CAY NGON MÊ LY

Vương Quốc Thái Lan từ lâu nổi tiếng với nền văn hóa ẩm thực độc đáo, các món ăn luôn gắn liền với vị chua cay đặc trưng. Trong số đó, không thể không nhắc đến các món lẩu thái, đặc biệt là lẩu thái tomyum.

Tại Việt Nam, lẩu tomyum đã được chế biến theo nhiều phong cách khác nhau để phù hợp với khẩu vị từng vùng miền. Bạn hãy cùng Vua Cua tìm hiểu cách nấu lẩu tomyum đúng chuẩn nhé.

 

Cá hồi phi lê áp chảo xốt tiêu đen

220.000₫

     Đã bán: 14

Vẹm Xốt

179.000₫

     Đã bán: 140

VCR - Sò điệp chế biến cùng xốt tự chọn

199.000₫

     Đã bán: 11

 

1. Lẩu tomyum là gì? Vì sao gọi là lẩu tomyum?

Lẩu tomyum được mệnh danh là vua của các món lẩu Thái Lan

Được mệnh danh là vua của các món lẩu, lẩu tomyum mang hương vị đặc trưng của xứ sở Chùa Vàng. Trong tiếng Thái, “tom” là từ dùng để chỉ món súp hoặc canh, “yum” mang nghĩa chua cay. Nói nôm na, lẩu tomyum chính là món canh súp của người Thái Lan mang hương vị chua cay đặc biệt.

Lẩu tomyum (hay còn được viết là “lẩu tom yum”) nổi tiếng trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Lẩu thái tomyum là tinh hoa ẩm thực của xứ sở Chùa Vàng từ màu sắc đến hương vị và cách chế biến. Lẩu hòa quyện đủ các vị chua - cay - mặn - ngọt - béo từ các nguyên liệu phong phú, giàu chất dinh dưỡng.

Người Việt thường hay gọi lẩu tomyum với cái tên gần gũi hơn là “lẩu tôm dằm”. Món ăn là sự kết hợp một cách hoàn hảo giữa các loại thịt và hải sản tươi sống ăn kèm các loại rau được nhúng trong nước lẩu đặc biệt. Lẩu tomyum mang lại cho người ăn cảm giác hài hòa, mê ly khó cưỡng.

Nước lẩu là kết quả của nhiều nguyên liệu và gia vị. Đặc biệt là vị ngọt tinh túy từ nước hầm xương kết hợp với chua cay đặc trưng từ chanh, ớt. Thêm vào đó, vị béo của nước cốt dừa và mùi thơm từ lá chanh, sả cây làm nồi lẩu tom yum trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

2. Cách nấu lẩu tomyum cốt dừa chuẩn vị Thái Lan

Món lẩu thái tomyum cốt dừa chuẩn vị Thái Lan là kết quả của nguyên liệu phong phú đảm bảo độ tươi ngon, sơ chế đúng cách, quá trình thực hiện bài bản và cả cách bày trí món ăn sao cho hấp dẫn. Bạn hãy cùng Vua Cua tìm hiểu cách làm lẩu thái tomyum ngay nhé.

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

 

Nguyên liệu tươi ngon tạo nên món lẩu thái tomyum cay cay hấp dẫn

Để có một nồi lẩu tomyum có vị thơm béo, chua cay đặc trưng và bắt mắt chuẩn vị của xứ sở Chùa Vàng thì chuẩn bị nguyên liệu tươi ngon đúng chuẩn là khâu quan trọng. Giai đoạn này góp phần quyết định nên chất lượng của món ăn. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho gia đình 4-6 người dùng gồm có:

  • + Xương ống: 1kg (có thể thay thế bằng xương gà tùy sở thích của gia đình)
  • + Tôm sú: 600gram
  • + Ngao/ nghêu/ sò: 800gram
  • + Thịt bò: 600g
  • + Mực: 600g
  • + Nước cốt dừa: 400ml
  • + Lá chanh: 30 – 40 lá
  • + Nấm rơm: 200g
  • + Cà chua: 6 trái
  • + Chanh: 4 trái
  • + Sả cây, ớt, tỏi, hành tím, củ riềng: mỗi thứ một ít tùy sở thích gia đình
  • + Rau ăn kèm lẩu: nấm, cải thảo, rau muống, hoa chuối, cải chíp,… tùy sở thích gia đình
  • + Gia vị cơ bản: dầu ăn, đường, muối, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, ớt bột, tiêu, bột nghệ và gói gia vị lẩu thái tomyum

2.2. Sơ chế nguyên liệu

Khâu sơ chế cũng quan trọng không kém, sơ chế đúng giúp món ăn không những thơm ngon mà còn quyết định giá trị dinh dưỡng cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Với các nguyên liệu tươi sống, bạn sơ chế như sau:

  • - Xương ống sau khi mua về, bạn hãy rửa qua bằng nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất. Sau đó bạn chặt đều xương ống thành khúc ngắn và luộc nhanh qua nước sôi để làm sạch lần nữa. Mục đích của việc chần thịt là khử mùi và chất bẩn, giúp giữ được độ trong của nước lẩu.
  • - Tôm sú cần được ngâm trong nước sạch để loại bỏ tạp chất trong ruột tôm. Rửa tôm dưới vòi hoa sen giúp bùn đất ở ngoài vỏ tôm được loại bỏ hoàn toàn. Sau đó, bạn nên cắt bỏ phần nhọn cùng với râu ở đầu tôm. Cuối cùng, rửa lại tôm bằng nước sạch và để ráo.
  • - Đối với ngao, bạn nên chuẩn bị sẵn một chậu nước có pha muối và ớt cắt lát để ngâm ngao khoảng 2 giờ để ngao nhả sạch bùn đất bên trong. Sử dụng bàn chải nhỏ để vệ sinh phần vỏ bên ngoài. Cuối cùng, bạn rửa sạch lần nữa cùng với nước và để ráo.
  • - Thịt bò sau khi rửa sạch và để ráo nước, bạn cắt mỏng theo thớ ngang để thịt không bị dai.
  • - Bạn nên nhẹ nhàng kéo ruột mực ra ngoài, tránh làm vỡ ruột khiến thịt bị đen. Sau đó, bạn làm sạch phần nội tạng và tách phần đầu ra khỏi thân. Mực sẽ được rửa sạch và loại bỏ mùi tanh nếu được rửa cùng nước có hòa thêm giấm và một ít muối.

Để phần trình bày thêm phần hấp dẫn, sau khi để ráo nước, bạn nên xếp tôm sú, ngao, thịt bò và mực ra dĩa, bày trí gọn gàng và đẹp mắt. Rau củ quả nên được loại bỏ những phần già, úng, dập,... rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo.

Nguyên liệu nên được sơ chế đúng cách để giữ được giá trị dinh dưỡng của món ăn

  • + Lá chanh: Vò nhẹ để tăng thêm hương vị cho nồi lẩu.
  • + Chanh: Vắt lấy nước và loại bỏ phần hạt.
  • + Cà chua: bạn nên loại bỏ hạt và cắt theo hình múi cau.
  • + Nấm rơm: cắt hình chữ thập trên đầu nấm và luộc nhanh qua nước sôi.
  • + Tỏi và hành tím bạn lột vỏ, đập dập và băm nhuyễn; ớt và củ riềng cắt lát mỏng; sả cây cắt thành đoạn khoảng 5cm và đập dập.
  • + Các loại rau ăn kèm sau khi ráo nước nên được bày ra dĩa và sắp xếp đẹp mắt.
  • referral_products

2.3. Cách chế biến

Đây là khâu quyết định nên sự thành công của nồi lẩu thái tomyum. Bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cho khoảng 2 lít nước vào nồi, đun sôi

Sau đó, bạn cho xương ống vào ninh khoảng 60 phút để các chất dinh dưỡng hòa vào nước tạo nên vị ngọt thanh tự nhiên cho nước dùng. Bạn cũng có thể cho một vài củ hành tím vào ninh cùng để tăng thêm vị thơm cho phần nước lẩu.

Lưu ý: Trong quá trình ninh xương ống, bạn nên để lửa nhỏ để có thể lấy hết chất dinh dưỡng từ xương. Bạn không nên đậy nắp nồi và phải chú ý vớt bọt thường xuyên trong quá trình ninh để tránh bị đục nước.

Sau khi ninh xương ống xong, bạn hãy lược bỏ phần xương, giữ lại phần nước để tiến hành nấu nước lẩu.

Bước 2: Làm nóng chảo trên bếp, thêm khoảng 2 muỗng dầu ăn vào

Khi dầu ăn nóng bạn phi hành tím, tỏi đến khi có mùi thơm và chuyển sang vàng. Bạn cho tiếp riềng và ớt đã được cắt lát cùng với sả cây và cà chua vào chảo, xào đều tay đến khi các nguyên liệu săn lại và dậy mùi thơm.

Bước 3: Hầm chung nguyên liệu với nước hầm xương

Sau khi xào đều, bạn cho các nguyên liệu ở bước 2 vào chung với nước hầm xương đã được lọc cặn, tiếp tục nấu thêm để các nguyên liệu sôi đều.

Bước 4: Cho thêm nấm rơm, lá chanh, bột nghệ, nước cốt dừa vào nồi

Sau đó, bạn cho nấm rơm, lá chanh cùng bột nghệ, nước cốt dừa vào nồi, khuấy đều tay và tiếp tục nấu khoảng 10 phút nữa.

Bước 5: Thêm gói gia vị lẩu thái tomyum để nêm nếm

Cuối cùng, bạn hãy cho gói gia vị lẩu thái tomyum cùng ớt bột và gia vị vào nồi, nêm nếm sao cho vừa khẩu vị gia đình. Vậy là bạn đã có nồi lẩu thái tomyum hoàn hảo rồi đấy!

Lưu ý: Lẩu tom yum chuẩn vị Thái Lan thì nước lẩu phải đạt được màu đỏ cam bắt mắt được tạo nên từ gói gia vị tomyum cùng cà chua, bột nghệ. Hương vị đậm đà từ chanh, ớt và mùi thơm đặc trưng của sả, riềng cùng lá chanh hòa quyện.

2.4. Thưởng thức món lẩu thái tomyum

Chuẩn bị sẵn bếp điện hoặc bếp gas, múc một phần nước lẩu tom yum cho vào nồi nhỏ và bắt lên bếp để giữ được độ nóng của lẩu. Khi thưởng thức, bạn nhúng thịt, hải sản và rau đã được chuẩn bị trước vào nước lẩu để các nguyên liệu vừa chín là có thể dùng.

Lẩu tomyum thường được ăn kèm với bún và nước chấm như muối tiêu chanh, nước mắm,... để tăng thêm vị đậm đà. Còn gì tuyệt vời hơn một buổi họp mặt gia đình bạn bè bên nồi lẩu thái tomyum đẹp mắt đang sôi tỏa hương thơm ngát.

Lẩu thái tomyum được ăn kèm với rau và bún chấm thêm nước chấm như muối tiêu chanh, nước mắm ớt tạo nên hương vị hấp dẫn

3. Cách chọn mua nguyên liệu chuẩn bài

Để khâu chuẩn bị nguyên liệu “chuẩn bài” cho lẩu tomyum thì bạn cần lưu ý chọn mua nguyên liệu như sau:

Xương ống

Nên lựa chọn xương có màu đỏ tươi, không có mùi hôi, kích thước khoảng 3 đốt tay. Không nên chọn xương có kích thước quá to. Vì sẽ ninh rất lâu và ít ngọt bởi có thể chọn trúng xương heo nái. Cũng không nên chọn xương nhỏ vì có thể là xương heo con bị bệnh.

Cách chọn mua nguyên liệu “chuẩn bài” rất quan trọng khi nấu lẩu thái tomyum

Tôm sú

Nên chọn tôm tươi sống, phần đầu và chân gắn liền với thân, thịt gắn liền vào vỏ. Lựa chọn những con tôm còn nguyên vẹn, màu sắc xanh tự nhiên. Ngoài ra, cũng cần lưu ý chọn tôm mập vừa phải và chân tôm không bị đen.

Các loại ngao, nghêu, sò

Bạn nên chọn những con có vỏ đang khép chặt lại, nặng tay và vỏ còn cứng. Đối với những con đang mở vỏ, bạn thử dùng tay chạm vào, nếu chúng khép lại thì chứng tỏ đó là ngao còn tươi.

Thịt bò

Nên chọn những miếng thịt có thớ nhỏ, mềm. Màu thịt đỏ tươi, mỡ bò đính kèm vào thịt có màu vàng nhạt và cứng. Khi dùng tay đụng vào thịt tươi sẽ có độ đàn hồi, không bị lõm. Ngoài ra, nên chọn thịt không có mùi lạ, không bị nhớt và không dính tay khi ấn vào.

Mực tươi

Mực tươi thường có màu sáng bóng toàn thân, màu nâu sậm, thân mực màu trắng sữa. Mắt của mực tươi thường trong nhìn thấy cả con ngươi, không bị lồi ra ngoài hay bị chảy dịch. Tương tự thịt bò, mực tươi sẽ có độ đàn hồi khi ấn vào, thịt săn chắc, không bị lõm.

Rau củ quả

Các loại rau củ quả còn lại, nhìn chung nên quan sát và chọn những rau củ quả nguyên vẹn, không bị sâu, có màu sắc tự nhiên, không héo úa. Đối với rau ăn lá, bạn không nên chọn những cây có màu xanh bóng và nhìn quá mướt mắt. Vì các loại rau này dễ bị bón nhiều hóa chất.

4. Tổng kết

Cách nấu lẩu tom yum khá đơn giản và phù hợp với nhiều dịp lớn nhỏ hoặc đơn giản chỉ là đổi món cuối tuần cho gia đình. Bởi món ăn này khá hấp dẫn, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng mà lại không hề gây ngán.

Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể tự tin trổ tài bếp núc để chiêu đãi những người thân yêu bằng một nồi lẩu tomyum chua cay, thơm nồng chuẩn vị Thái Lan.

Chúc bạn thành công! Nếu có bất kỳ thắc mắc, chia sẻ với Vua Cua và mọi người nhé! Vua Cua sẽ phản hồi sớm cho bạn ngay thôi!

Đang xem: CÁCH NẤU LẨU TOMYUM CAY CAY NGON MÊ LY

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng